Tăng phí lên tới 10%, bỏ trợ giá vận chuyển
Theo thông báo từ
Bảng phí hoa hồng của Shopee được điều chỉnh tăng mạnh từ 1/4.
Trước đây, chi phí này sẽ được các nền tảng thương mại điện tử (TMĐT) hỗ trợ nếu không phải lỗi của sản phẩm hay người bán nhưng giờ đây sẽ do người bán chịu hoàn toàn, trừ khi họ đăng ký sử dụng dịch vụ PiShip - dịch vụ được Shopee gọi là một giải pháp giảm bớt gánh nặng chi phí - với mức phí 2.300 đồng/đơn (đã bao gồm VAT). Dịch vụ này giúp miễn phí vận chuyển trả hàng với giá trị miễn phí lên đến 500.000 đồng.
Trong khi đó, với TikTok Shop đưa ra phí hoa hồng trên nền tảng từ ngày 1/4 với các ngành hàng. Với nhóm điện máy, mức phí hoa hồng đối với nhà bán hàng thường tăng 1%; nhóm bán hàng mall tăng từ 0,2-1,5%.
Tương tự nhóm bán hàng thời trang, tạp hóa, sức khỏe, làm đẹp, mẹ và bé, nhà cửa, đời sống, mức phí hoa hồng cũng tăng từ 1-1,5%.
Không công bằng
Việc Shopee và Tiktok Shop đồng loạt tăng phí khiến nhiều người
Các khách hàng phản ánh, mức phí Shopee đưa ra 'cắt cổ' sẽ khiến nhiều shop thua lỗ.
Chị Trần Thị Thủy - một chủ shop bán hàng thời trang trên Shopee - đánh giá, nếu áp dụng chính sách này trong thời gian tới chắc chắn thị trường thương mại điện tử Việt Nam sẽ chứng kiến tỷ lệ người bán hàng online rời sàn nhiều nhất từ trước đến nay.
Giá vốn sản phẩm thời trang chiếm khoảng 50-60% doanh thu, cùng đó chi phí nhân công, mặt bằng, tiền lưu kho, rồi chụp ảnh, video… ngày càng đắt đỏ, ít nhất cũng hơn 20%.
“Việc Shopee hưởng hoa hồng lên tới 10% là quá cao. Chưa kể cơ quan thuế đang siết chặt việc thu thuế với người bán hàng online. Tỷ lệ hoa hồng cắt cổ sẽ khiến hầu hết các shop không chịu được nhiệt và có thể thua lỗ”, chị Thủy nói, và cho rằng, nếu không tối ưu được chi phí vận hành, nhân sự chắc chắn chị phải rời khỏi Shopee hoặc tìm kiếm các kênh bán hàng thay thế để tránh việc bị áp phí quá cao mà không có quyền lựa chọn.
Mới đây, góp ý về Dự thảo Luật Thương mại điện tử, Liên đoàn thương mại và công nghiệp Việt Nam (VCCI) cho rằng hiện tại người bán hàng trên các sàn TMĐT phần lớn là hộ, cá nhân kinh doanh nhỏ. Họ có thể dễ bị áp đặt các chính sách bất lợi và mất khả năng thương lượng, như thay đổi điều khoản đột ngột, bị đình chỉ hoặc cấm mà không có lý do rõ ràng, hạn chế tiếp cận dữ liệu…
Các hành vi này có thể ảnh hưởng bất lợi với cá nhân kinh doanh nhỏ, đưa họ vào tình thế bị động và dần bào mòn nhiệt huyết kinh doanh của họ.
VCCI cho rằng, cần thiết kế chính sách để đảm bảo cân bằng quyền lợi giữa các chủ thể, trong đó có quy định bảo vệ người kinh doanh nhỏ lẻ trên nền tảng TMĐT. Việc này sẽ đảm bảo tính cạnh tranh trên thị trường TMĐT, thúc đẩy các doanh nghiệp, cá nhân kinh doanh nhỏ tiếp tục gia nhập, hoạt động và phát triển trong nền kinh tế số.
Thống kê cho thấy, năm 2024 có 650.000 gian hàng trực tuyến trên các sàn TMĐT phát sinh đơn hàng trên thương mại điện tử. Doanh số của 5 sàn TMĐT hàng hoá phổ biến tại Việt Nam năm ngoái đạt 318.900 tỷ đồng.

